Khám nghiệm ‘cái chết’ của startup huy động 75 triệu USD, founder cay đắng khuyên: Nếu không đủ đam mê thì đừng khởi nghiệp!

Justin Kan là nhà đồng sáng lập Twitch. Đến năm 2014, nền tảng này được bán lại cho gã khổng lồ Amazon với giá 970 triệu USD.

Khám nghiệm ‘cái chết’ của startup huy động 75 triệu USD, founder cay đắng khuyên: Nếu không đủ đam mê thì đừng khởi nghiệp!

Trên thế giới, có không ít startup bắt đầu với những sứ mệnh lớn lao như “phá vỡ các ngành công nghiệp” nhưng phần lớn lại không thành công và lặng lẽ đóng cửa cùng lời giải thích không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, Atrium lại là ngoại lệ. 

Đây là startup do Justin Kan, người đồng sáng lập nền tảng livestream Twitch tạo ra. Sau khi Atrium ngừng hoạt động, Kan đã quyết định “khám nghiệm” cái chết của startup này với hy vọng có thể giúp ích cho những nhà sáng lập khác trong tương lai.

Kan thành lập Atrium năm 2017 với mục tiêu cao cả là cách mạng hóa ngành dịch vụ pháp lý. Theo đó, công ty sẽ xây dựng các công cụ phần mềm để phục vụ công ty luật nội bộ của mình và sau đó bán công nghệ cho các luật sư khác.

Khám nghiệm ‘cái chết’ của startup huy động 75 triệu USD, founder cay đắng khuyên: Nếu không đủ đam mê thì đừng khởi nghiệp! - Ảnh 1.

Chân dung Justin Kan.

Trước đó, Kan là nhà đồng sáng lập Twitch. Đến năm 2014, nền tảng này được bán lại cho gã khổng lồ Amazon với giá 970 triệu USD. Anh chia sẻ với Business Insider: “Tôi thành lập Atrium từ một vấn đề mình gặp phải. Và tôi cảm thấy có thể xây dựng một công ty thành công để giải quyết vấn đề đó”.

Nhiều nhà đầu tư đã tin vào tầm nhìn của Kan. Nhờ đó, Atrium huy động thành công 75 triệu USD, trong đó gồm 65 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do Andreessen Horowitz dẫn đầu vào năm 2018.

Tuy nhiên, dấu hiệu của rắc rối đã xảy ra vào đầu năm ngoái khi công ty sa thải toàn bộ luật sư nội bộ và tuyên bố sẽ tập trung chủ yếu vào phần mềm. Đến tháng 3 năm 2020, Kan thông báo công ty sẽ ngừng hoạt động và trả lại một phần trong số 75 triệu USD huy động được cho các nhà đầu tư.

Mặc dù Atrium ngừng hoạt động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mỹ nhưng Kan không đổ lỗi cho điều đó. Anh nhận ra thất bại của công ty là do nhiều yếu tố khác kết hợp lại.

Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng Atrium đã thuê quá nhanh và quá nhiều người trong thời gian đầu. Chúng tôi lẽ ra nên giữ một nhóm nhỏ và giải quyết trước một phần của vấn đề. Càng có nhiều người, bạn càng khó nhận được phản hồi chất lượng”.

Ngoài ra, Kan cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn nghiên cứu và phát triển, nơi những người sáng lập nên nghiên cứu thị trường cũng như thiết kế sản phẩm có thể giải quyết một vấn đề cụ thể. Anh viết trên Twitter: “Nếu bỏ qua điều này, bạn sẽ bỏ lỡ phần mà bạn buộc phải phát triển để trở nên khác biệt. Rất khó để giải quyết vấn đề này về sau”.

Khám nghiệm ‘cái chết’ của startup huy động 75 triệu USD, founder cay đắng khuyên: Nếu không đủ đam mê thì đừng khởi nghiệp! - Ảnh 2.

Trong trường hợp của Atrium, Kan cho biết anh gặp khó khăn trong việc tạo ra một chương trình mới và toàn diện cho các luật sư vốn quen với các quy trình lâu đời. Khi Atrium gặp khó khăn trong việc xây dựng dịch vụ cho thị trường mà họ nhắm đến, nhóm của họ đã mất tập trung trong việc xây dựng sản phẩm.

Anh nói: “Tôi không nghĩ chúng tôi xây dựng sản phẩm và văn hóa đủ tốt ngay từ đầu. Đó là điều cốt lõi cho bất kỳ startup nào”.

Tuy nhiên, bài học chính mà Kan học được là nếu động lực bên trong không đủ mạnh để thúc đẩy tạo ra sản phẩm phục vụ thế giới, bạn sẽ kiệt sức khi gặp khó khăn. Anh thừa nhận: “Cuối cùng, tôi không thực sự đam mê giải quyết vấn đề này. Tốt nhất các bạn đừng nên khởi nghiệp khi động lực bên trong chưa đủ mạnh”.

Mặc dù vậy, thất bại của Atrium không ngăn được Kan thử sức với các startup trong tương lai. Anh cho biết sẽ chỉ thành lập công ty với những vấn đề mà mình thực sự có động lực nội tại.

Nguồn: Cafebiz

Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!