COVID-19 biến người thất nghiệp thành những ông bà chủ khởi nghiệp

Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, hàng loạt người lao động bị thất nghiệp. Thế nhưng, cũng có nhiều người tiếp tục hành nghề, duy trì cuộc sống.

Con vi-rút siêu tí hon mang tên SARS-CoV-2 đã đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp. Thế nhưng, có không ít “nạn nhân” của dịch bệnh, trước đó chỉ là người làm công ăn lương, bỗng chốc trở thành những ông bà chủ bất đắc dĩ trong “phong trào khởi nghiệp” thời COVID-19 bằng hình thức hành nghề tự do (freelancer).Aaron Thomas, một DJ chuyên nghiệp trên tàu du lịch đã chuyển sang làm việc trực tuyến bằng cách dạy nhạc và làm MC đám cưới online Ảnh: Gary Kirksey/WSJ

Aaron Thomas, một DJ chuyên nghiệp trên tàu du lịch đã chuyển sang làm việc trực tuyến bằng cách dạy nhạc và làm MC đám cưới online Ảnh: Gary Kirksey/WSJ

Nghề trang điểm gượng dậy sau cú “ngã quỵ” vì COVID-19

Khi những sự kiện đặc biệt của đời người như đám cưới hay chụp ảnh kỷ yếu đánh dấu ngày ra trường của học sinh, sinh viên bị “đông cứng” vì đại dịch COVID-19, hiệu ứng dây chuyền của chúng cũng ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ “hệ sinh thái” phục vụ lĩnh vực này, từ đơn vị tổ chức cho đến chuyên gia trang điểm…

“Đại dịch lần này là một thách thức đầy khắc nghiệt đối với mọi người. Cũng chính nó đã buộc chúng ta phải bước ra khỏi vùng an toàn và biết cách thích ứng để có thể tồn tại”, cô Asha Sevi Ganeshwaran, một chuyên gia trang điểm tự do người Malaysia, nêu quan điểm.

Chính Asha cũng đã phải nhanh chóng nghĩ ra các cách thức duy trì việc kiếm tiền cho mình. Giờ đây, cô đang bận rộn với các lớp hướng dẫn trang điểm trực tuyến qua nền tảng Zoom. Bên cạnh đó, người mẹ 30 tuổi của hai đứa con nhỏ còn sáng tạo ra một dịch vụ mới với tên gọi “liệu pháp cân bằng tâm lý bằng trang điểm” do cô hướng dẫn trực tuyến. Dịch vụ này hiện đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ khách hàng. “Làm đẹp, trang điểm là một phần của việc tự chăm sóc bản thân. Đây là cách đơn giản giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn trong thời gian dễ bị tụt “mood” như hiện nay”, Asha cho biết.

Nhà tạo mẫu tóc Ramona Wilmarth đến nhà làm tóc cho khách hàng. Cô cho biết thu nhập của mình tăng 35% so với thời gian làm nhân viên trong một salon tóc trước đó Ảnh: Loren Hansen/WSJ

Nhà tạo mẫu tóc Ramona Wilmarth đến nhà làm tóc cho khách hàng. Cô cho biết thu nhập của mình tăng 35% so với thời gian làm nhân viên trong một salon tóc trước đó Ảnh: Loren Hansen/WSJ

Với chuyên gia trang điểm Grace Wang đang hành nghề tự do tại thủ đô Kuala Lumpur, việc phải chấp nhận thực tế u ám của nghề trang điểm cô dâu trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai gần là điều tất yếu, nhất là khi “bóng ma” COVID-19 vẫn lơ lửng trên đầu mọi người. “Chúng tôi không thể làm gì hơn được khi bản chất của nghề trang điểm là phải làm việc trực tiếp với khách hàng trong khi quy định giãn cách xã hội vì dịch bệnh vẫn phải được thực thi”, cô Grace nói. “Vì vậy, thay vì ngồi yên chịu chết, những người làm nghề như tôi phải tìm cách xoay xở để có thêm chút thu nhập”.

Giờ đây, Grace vừa ở nhà chăm sóc con gái mới năm tháng tuổi, vừa tự học thêm các kiểu làm tóc mới và bán các mặt hàng liên quan đến tóc cho khách hàng qua mạng. Cô còn nhận dùng thử sản phẩm mới từ các nhãn hàng và đăng nhận xét của mình lên các trang mạng xã hội như một hình thức quảng cáo cho sản phẩm.

Grace cho biết, việc làm ăn tuy không được thuận lợi như trước nhưng vẫn giúp cô duy trì thu nhập ở mức tối thiểu, nhất là khi đến 90% lịch hẹn trang điểm cô dâu mà cô nhận trước đó đều đã bị hủy hoặc hoãn vì COVID-19.

Ramona Wilmarth, 39 tuổi, một chuyên gia làm tóc ở California (Mỹ), cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sau khi salon làm tóc Wilmarth đang làm việc phải đóng cửa hồi tháng Ba do dịch bệnh, cô quyết định mua một chiếc xe tải cỡ nhỏ, một chiếc ghế làm tóc có thể gấp gọn và một ít đồ nghề để bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Hằng ngày, cô lái xe đến nhà của những khách hàng đã đặt lịch hẹn, làm tóc cho họ ngay tại mảnh sân trước hiên nhà. Cả thợ lẫn khách hàng đều đeo khẩu trang trong suốt buổi làm việc. Cô cũng chủ động đi xét nghiệm COVID-19 mỗi tuần một lần.Bị mất việc làm do ảnh hưởng của COVID-19, cô Wang đang làm việc qua mạng như một freelancer đồng thời chăm sóc con nhỏ ở nhà. Cô cũng tranh thủ học thêm các kiểu tóc mới và bán các sản phẩm làm tóc cho khách hàng qua mạng - Ảnh: Patrick Phuang/Star

Bị mất việc làm do ảnh hưởng của COVID-19, cô Wang đang làm việc qua mạng như một freelancer đồng thời chăm sóc con nhỏ ở nhà. Cô cũng tranh thủ học thêm các kiểu tóc mới và bán các sản phẩm làm tóc cho khách hàng qua mạng – Ảnh: Patrick Phuang/Star

Cô Wilmarth cho biết công việc làm ăn thuận lợi hơn cô tưởng với thu nhập tăng đến 35% so với thời kỳ làm thuê trước đó. “Dịch bệnh này thật đáng sợ nhưng nó đã giúp tôi dám nghĩ, dám làm những điều mà trước đây tôi thậm chí không tưởng tượng đến”, cô Wilmarth chia sẻ.

Nam giới cũng gia nhập đội quân freelancer

Không chỉ phái đẹp chấp nhận “ra riêng” với những dự án làm ăn của riêng mình, cánh đàn ông cũng đang có sự dịch chuyển tương tự.

Kể từ khi bị cho thôi việc tại một phòng tập gym ở bang New Jersey (Mỹ), anh Damien Johnson quyết định trở thành huấn luyện viên cá nhân (PT) với khách hàng chính là những người đã được anh hướng dẫn tập luyện trong phòng gym trước đó. Dần dần, nhờ sự giới thiệu theo cách truyền miệng cũng như hình ảnh và clip anh đăng tải trên các trang cá nhân (Instagram, Facebook…), lượng khách hàng mới tìm đến với anh ngày càng nhiều hơn. Anh cho biết, kể từ khi “ra riêng”, thu nhập của anh cũng tăng lên khá cao so với lúc làm thuê.Một ca sĩ kiêm người sáng tác đang biểu diễn cho người hâm mộ thưởng thức thông qua nền tảng trực tuyến Bigo Live - Ảnh: CNBC

Một ca sĩ kiêm người sáng tác đang biểu diễn cho người hâm mộ thưởng thức thông qua nền tảng trực tuyến Bigo Live – Ảnh: CNBC

Anh Aaron Thomas, một DJ chuyên nghiệp, 41 tuổi, chuyên biểu diễn trên các tàu du lịch sang trọng ở bang Ohio – đã phải “chồn chân bó gối” ở nhà khi dịch bệnh tấn công nước Mỹ. Ít lâu sau, từ một người luôn đắm mình trong không gian náo nhiệt cùng tiếng nhạc sôi động và ánh đèn sân khấu, anh đã chuyển hẳn sang nghề điều hành đám cưới và dạy nhạc từ xa. Anh tổ chức đám cưới qua mạng và dạy âm nhạc cho sinh viên.

“Thu nhập của tôi sụt giảm đến 60% so với trước. Thế nhưng, ít ra tôi cũng có thể trả được các hóa đơn hằng tháng của mình”, Thomas nói.

Freelancer – Xu hướng việc làm mới mùa dịch bệnh

Các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp cho biết, việc bắt đầu với công việc kinh doanh ở quy mô nhỏ là điều khả thi cho hầu hết mọi người, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay. Người ta cũng có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu dịch vụ và kết nối với khách hàng.

“Cách thức kinh doanh trong thời kỳ bình thường mới sẽ rất khác cách làm truyền thống trước khi có dịch. Vì thế, nếu những cá nhân bắt đầu làm ăn trong thời điểm này biết gắn công việc kinh doanh của mình với cấu trúc mới của thị trường sẽ dễ thành công hơn”, giáo sư kinh tế John Haltiwanger (Trường đại học Maryland, Mỹ) cho biết.Huấn luyện viên thể hình cá nhân Damien Johnson đang hướng dẫn khách hàng tập luyện ngay tại khoảng sân trước nhà khách Ảnh: Bryan Anselm/WSJ

Huấn luyện viên thể hình cá nhân Damien Johnson đang hướng dẫn khách hàng tập luyện ngay tại khoảng sân trước nhà khách Ảnh: Bryan Anselm/WSJ

Những ngành nghề có lợi thế trong thời điểm này có thể kể đến là: thiết kế đồ họa, thương mại điện tử, lập trình, giao nhận hàng, sáng tác nghệ thuật… Thực tế cho thấy, doanh thu từ những ngành nghề này trong năm 2020 tăng cao hơn so với các năm trước đó.

Fiverr International, một công ty môi giới chuyên kết nối những người hành nghề tự do với khách hàng có nhu cầu, cho biết tỷ lệ người hành nghề tự do ở Mỹ đăng ký thông qua trang web của công ty trong ba tháng vừa rồi tăng 48% so với cả năm 2019.

Nguồn: Khởi nghiệp sáng tạo

Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!