Chàng trai nông thôn nghèo, phải làm shipper, bất ngờ rẽ ngang khởi nghiệp, thu hàng bạc tỷ mỗi tháng: ‘Tôi lấy chân kinh từ những người thất bại’

Người ta rất tò mò, làm thế nào mà một thanh niên 24 tuổi lại có thể bất bại trong khi không có tiền và kinh nghiệm? Lưu Dũng nói: “Vì tôi lấy kinh từ những người thất bại.” Người ta lại càng hiếu kì hơn, người thất bại cũng có ích ư?

Lưu Dũng là một chàng trai xuất thân nông thôn bình thường ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, sống trong một ngôi làng mà thu nhập bình quân hàng năm của mỗi người không tới 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), Lưu Dũng đã lựa chọn ra ngoài làm ăn, anh lên thành phố làm chân vận chuyển cho người ta.

Ở thành phố được một thời gian, anh phát hiện ra cá chạch ở đây vô cùng được yêu thích và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, có khi ngày vài chuyến xe cũng không đủ bán, nhiều người bán hàng cũng nói: “Chỉ cần có hàng, không bao giờ sợ không bán được ở đây”.

Cá chạch không chỉ đắt hàng mà giá cả cũng cao, một cân bán được khoảng 40 tệ, điều này khiến Lưu Dũng nảy ra ý tưởng về quê nuôi cá chạch.

Ý tưởng này của Lưu Dũng bị ba mình kịch liệt phản đối, bởi lẽ chuyện nuôi cá chạch khi ấy không phải chuyện gì quá mới mẻ, rất nhiều người đều đã nghĩ tới chuyện nuôi cá chạch, nhưng sau cùng đều thất bại, chỉ được vài người thành công. Huống hồ Lưu Dũng khi ấy lại còn quá trẻ, không tiền bạc, không kinh nghiệm, đâm đầu vào làm chẳng phải là lỗ trường kì?

Dù bị ba mẹ phản đối, Lưu Dũng vẫn nhất mực nghỉ công việc ở thành phố để về quê.

Nhưng, Lưu Dũng không hề vội vàng dọn sạch ao và nuôi cá ngay, việc đầu tiên anh làm đó là ngày ngày chạy tới các hộ nuôi cá chạch, khiêm tốn học hỏi từ họ.

Chàng trai nông thôn nghèo, phải làm shipper, bất ngờ rẽ ngang khởi nghiệp, thu hàng bạc tỷ mỗi tháng: Tôi lấy chân kinh từ những người thất bại - Ảnh 1.

Tuy nhiên, việc làm này của anh rất nhanh chóng trở thành trò cười cho mọi người, bởi lẽ những người mà anh chạy tới hỏi đều là những người đã từng thất bại khi nuôi cá chạch, trong khi những hộ thành công thì anh lại hoàn toàn “không thèm ngó đến”.

Mọi người trong làng cũng bàn tán sôi nổi: “Không lẽ cậu ta định học cách làm sao để thất bại ư?”

Lưu Dũng đã dành ra 2 tháng đi “thăm hỏi” tất cả những hộ nuôi cá thất bại, rồi sau đó mới bắt đầu về dọn bể, mua giống chạch.

Không hổ danh là lấy kinh từ những người thất bại, cách làm của Lưu Dũng sau đó không giống bất cứ ai.

Bể nhà người khác chỉ sâu 0.5m, anh lại đào bể nhà mình tới 2m.

Nhà người khác mỗi lần mua hàng vạn giống cá, anh mỗi lần lại chỉ mua vài trăm con, rồi sau đó trợ sản nhân tạo, người khác ai cũng bất lực với lũ cò trắng ăn “trộm” cá, anh lại đốt hương muỗi bên cạnh ao, bên trên gắn pháo vào, tiếng nổ tanh tách khiến lũ cò không dám lại gần…

Tới mùa vớt chạch, điều khiến mọi người kinh ngạc đó là một mẫu ao của Lưu Dũng lại có thể kiếm được hàng vạn tệ, sản lượng gấp nhà người khác mấy lần.

Có được khoản thu nhập đầu tiên, Lưu Dũng mạnh tay mở rộng quy mô, chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, quy mô canh tác của anh đã lên tới hàng trăm mẫu, lợi nhuận hàng năm lên tới hàng chục triệu tệ.

Làm chăn nuôi là một ngành dễ thất bại, nhưng thần kỳ là Lưu Dũng lại chưa từng một lần thất bại, thậm chí còn rất sớm đã trở thành hộ chăn nuôi lớn nhất địa phương, chiếm gần một nửa thị trường. Và khi ấy, Lưu Dũng chỉ mới 24 tuổi.

Chàng trai nông thôn nghèo, phải làm shipper, bất ngờ rẽ ngang khởi nghiệp, thu hàng bạc tỷ mỗi tháng: Tôi lấy chân kinh từ những người thất bại - Ảnh 2.

Người ta rất tò mò, làm thế nào mà một thanh niên 24 tuổi lại có thể bất bại trong khi không có tiền và kinh nghiệm?

Lưu Dũng nói: “Vì tôi lấy chân kinh từ những người thất bại.”

Người ta lại càng hiếu kì hơn, người thất bại cũng có ích ư?

Lưu Dũng nói: “Người thất bại sẽ hào phóng nói hết cho bạn những điểm mà họ thất bại, như vậy, bạn sẽ có sự dự phòng, đảm bảo rằng mình sẽ không mắc phải sai lầm như vậy. Trong khi những người thành công lại thường không dễ dàng chia sẻ bí kíp thành công của mình cho người cùng ngành. Thay vì có được những kinh nghiệm thành công không chân thực, chi bằng học hỏi từ những thất bại thực tế.”

Ai ai cũng khát khao và háo hức với thành công, luôn cố gắng hết sức để có được kinh nghiệm thành công của người khác.

Thực ra, đổi góc độ suy nghĩ, lấy chân kinh từ những người thất bại, cũng có thể xem là một con đường tắt để đi tới thành công.

Nhiều khi, thành công không chỉ cần tới sự thông minh, nhạy bén và nỗ lực, mà nó còn cần chúng ta có những hiểu biết nhất định về bản chất của con người!

Nguồn: Soha

Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!