5 năm tới, TP.HCM sẽ hỗ trợ ươm tạo, phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp

UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ khởi nghiệp. Theo đó, cuối năm 2025, Thành phố sẽ hỗ trợ ươm tạo, phát triển 1.000 dự án, 100 doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu Đề án là hỗ trợ phát triến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của Thành phố phát triển ngang tầm khu vực,…nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm 2025 đạt từ 45 – 50%.

Một số chỉ tiêu chính đến cuối năm 2025 được nhắc đến là hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 3.000 doanh nghiệp; hỗ trợ ươm tạo, phát triển 1.000 dự án KNĐMST; hỗ trợ phát triển 100 doanh nghiệp KNĐMST tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Theo đó, có tổng cộng 20 dự án cụ thể sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM là đơn vị chủ trì thực hiện, trong 8 nhiệm vụ chính như phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST; nâng cao năng lực cho các thành phần hệ sinh thái; hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST phát triển sản phẩm, thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp SME nâng cao năng suất chất lượng và ĐMST,…

Nghĩa là, ngoài các dự án hỗ trợ các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp, Đề án này còn đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp SME nâng cao năng suất chất lượng và ĐMST, thông qua 4 dự án cụ thể. 

Trong đó, có dự án hỗ trợ doanh nghiệp tại khu công nghiệp triển khai hoạt động ĐMST thông qua đổi mới công nghệ, sản phẩm và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, đưa các khu công nghiệp trở thành đầu tàu phát triển công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao. 

Cụ thể sẽ được triển khai qua 2 nội dung chính là xây dựng tiêu chí khuyến khích doanh nghiệp hiện hữu chuyển đổi, thu hút doanh nghiệp mới vào khu công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ và năng lực ĐMST. 

.
Ảnh minh hoạ: Không gian làm việc chung cirCO 

Ngoài ra, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, thành lập trung tâm R&D, trung tâm ĐMST, tham gia chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố.

Cũng theo Đề án, TP.HCM sẽ hình thành các HSTĐMST của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm, các công nghệ và các sản phẩm ĐMST có lợi thế cạnh tranh hoặc có tiềm năng phát triển của Thành phố, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (edtech), công nghệ in 3D, Robotics, nông nghiệp thông minh, du lịch,…

Hàng năm, Sở KH-CN sẽ chủ trì việc thống kê, khảo sát, đánh giá kết quả triển khai và tác động của Đề án thông qua việc xây dựng các Báo cáo thường niên liên quan. 

Về kinh phí, có 3 dự án được thực hiện từ ngân sách Thành phố gồm dự án hình thành mạng lưới trung tâm KNĐMST; dự án đẩy mạnh hoạt động Sàn giao dịch công nghệ hỗ trợ chuyên giao công nghệ và ĐMST và dự án phát triển tăng tốc các dự án KNĐMST.

Với dự án thúc đẩy doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ĐMST sẽ thực hiện theo chủ trương, chính sách hiện hành của Thành phố.

Và các Dự án còn lại sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Nguồn: Báo đầu tư

Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!
Gọi ngay cho chúng tôi!