Thị trường văn phòng Coworking space đổ bộ đến Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt là càng ngày càng nhiều các khách thuê lựa chọn không gian làm việc linh hoạt, không chỉ là các doanh nghiệp Start-up, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà ngay cả các tập đoàn đa quốc gia. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay loại hình văn phòng này đang ngày càng chứng tỏ sức thu hút và phát triển nhanh trong tương lai.
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ
Theo một cuộc khảo sát, ước tính có hơn 6 triệu người dùng từ các doanh nghiệp chiếm hơn 10 triệu chỗ ngồi của không gian làm việc chung vào năm 2020. Tin tốt là Việt Nam đang theo kịp tốc độ phát triển và mọi người cũng bắt đầu đón nhận sự phát triển lấy con người làm trung tâm và phương thức làm việc mới này.
Nhờ khuyến khích từ chính phủ về việc phát triển kinh tế và sáng tạo khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh trong thời gian qua. Đồng thời thúc đẩy mô hình Coworking Space phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ.
Linh hoạt tạo sức hút
Khác với mô hình văn phòng truyền thống, Coworking Space cởi mở hơn, phục vụ khách hàng coi trọng làm việc ở môi trường có tính kết nối cao, với các ngành nghề khác nhau.
Hiện mô hình này phát triển nhiều dạng, từ đơn thuần phục vụ cho thuê lại, Khách hàng chủ yếu của Coworking Space là start-up giới công nghệ, các công ty nhỏ từ 2-4 người và freelancer hay các công ty có nhu cầu như tổ dự án, hoặc các nhóm hay đi công tác có thể ghé qua… Thậm chí, nó còn được áp dụng cho cụm đơn vị, tập đoàn, vì không phải đầu tư cho nội thất, giải quyết vấn đề kém linh động của văn phòng truyền thống khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng điểm thuê.
Nói cách khác, với mô hình này, khả năng tùy biến là rất cao.
Không gian linh hoạt thường được xem là câu trả lời cho bài toán thay đổi thói quen làm việc để tăng sự hợp tác và tinh thần sáng tạo. Ngoài ra, mô hình này là một lựa chọn kinh tế và linh hoạt hơn cho các công ty so với loại hình văn phòng truyền thống, do chi phí giảm thiểu từ việc chia sẻ không gian và cơ sở vật chất.
Một doanh nghiệp sẽ thật khó để biết được chính xác nhu cầu về văn phòng của công ty mình trong tương lai, không phải lúc nào việc mở rộng hay thu nhỏ cũng dễ dàng. Với sự thuận lợi và bằng sự linh hoạt của mình, Coworking Space thỏa mãn được những điều khó đó.
Tính linh hoạt không chỉ thể hiện ở việc cung cấp được địa điểm làm việc cho nhiều đối tượng khách thuê, với quy mô khác nhau, linh hoạt, mà còn giúp các khách thuê dễ dàng chuyển động, mở rộng hay thu hẹp diện tích thuê.
Kết nối giữ chân khách thuê
Kết nối các khách thuê cũng là một điểm cộng quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho mô hình co-working.
Không giống như các văn phòng cho thuê truyền thống, ở không gian làm việc linh hoạt, khách thuê có thể thoải mái làm việc trong một không gian mở và giàu tính kết nối. Bạn có thể mặc vest, cũng có thể mặc quần jean, áo phông. Bạn có thể làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia hay một doanh nghiệp khởi nghiệp. Bạn có thể là nghệ sĩ, kế toán, nhân viên kinh doanh hay bất cứ ai. Môi trường làm việc chung cho phép tất cả các thành viên trong đó kết nối với nhau. Một Start-up có thể tiếp cận với các tập đoàn đa quốc gia và ngược lại.
Ngoài tính linh hoạt và khả năng kết nối cao, văn hóa bản địa cũng được coi là một yếu tố tăng sức hấp dẫn cho Coworking. Kinh nghiệm thực tế của các không gian làm việc linh hoạt cho thấy Coworking không chỉ hấp dẫn khách thuê là người bản địa mà còn có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, việc được giao lưu với những người bản địa vừa mở ra cơ hội hợp tác, vừa mang đến những trải nghiệm thú vị.
Một không gian làm việc linh hoạt tốt phải là nơi có sức hấp dẫn về văn hóa, thói quen và cơ hội học hỏi lẫn nhau, giữa những người bản địa và khách thuê ngoại quốc.
Trên đây là một số chia sẻ tại sao Coworking Space lại có sức hút đối với nhiều đối tượng khách hàng. Mong rằng chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn trước khi ra quyết định thuê văn phòng làm việc.