Khởi nghiệp hiện đang là một xu hướng được đông đảo người trẻ đón nhận. Tuy nhiên, để đưa một công ty khởi nghiệp đi đến thành công chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhiều công ty lập ra rồi tuyên bố giải thể, tạm ngừng kinh doanh hoặc phá sản. Dưới đây bài viết để các bạn hiểu rõ hơn về những điều mà các startup cần chuẩn bị khi khởi nghiệp
Cần lưu ý điều gì trước khi khởi nghiệp?
1. Kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn về khởi nghiệp
Khi làm chủ một doanh nghiệp, bạn buộc phải sở hữu lượng kiến thức cơ bản. Đồng thời không ngừng tích lũy thêm cho mình thật nhiều kiến thức chuyên môn. Đặc biệt bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về những kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.
Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn làm về sản phẩm vật liệu xây dựng thì chủ doanh nghiệp phải am hiểu về tất cả các loại vật liệu và cách thức thi công. Ngày nay khi có càng nhiều agency ra đời đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp luôn cần nắm bắt đa dạng về kiến thức khởi nghiệp trong ngành nghề kinh doanh của mình.
2. Nghiên cứu lợi thế, khó khăn doanh nghiệp có thể đối mặt
Khi khởi nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn bất trắc. Tuy nhiên, nhà quản trị giỏi sẽ là những người dự đoán trước được khó khăn đó. Họ sẽ biết cách giảm thiểu rủi ro, nguy cơ ở mức thấp nhất có thể.
Hãy có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chi tiết nhất. Đặc biệt là luôn có kế hoạch dự phòng hoặc khoản chi phí dự trù rủi ro để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh.
3. Có khách hàng không có nghĩa là có doanh thu, có doanh thu không có nghĩa là có lợi nhuận
Nhiều bạn vẫn thường nhầm tưởng rằng startup đang chạy rất thành công. Toàn bộ thời gian và suy nghĩ của bạn liên tục dành cho các biz mới. Tuy nhiên không hẳn là như vậy, luôn bận rộn không có nghĩa là sẽ tạo ra doanh thu. Doanh thu đến cũng không có nghĩa là tạo ra lợi nhuận.
Bạn có thể tham khảo học cách “work smart, not hard” và đánh giá được cái gì sẽ đưa lại lợi nhuận vào túi của bạn. Lưu ý nhớ tính cả các chi phí cố định, thuế và lương của bạn nữa nhé!
4. Mô hình doanh nghiệp và nhân sự
Tùy vào nguồn vốn và quy mô phát triển thì bạn cần lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp. Do đó, trước khi lựa chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ đến các vấn đề liên quan đến loại hình doanh nghiệp.
Theo luật doanh nghiệp năm 2020, hiện nay có các loại hình kinh doanh như sau:
– Công ty TNHH
– Công ty Cổ phần
– Công ty Hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân
Đối với Công ty khởi nghiệp, con người luôn là ưu tiên hàng đầu giúp Startup đó lớn mạnh và có đủ sức thuyết phục với nhà đầu tư. Một Founder giỏi là người biết tập hợp các cá nhân ưu tú thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh và có năng lực chuyên môn tốt.
Những điều về pháp lý mà các Startup cần biết khi khởi nghiệp
Tại Việt Nam, các startup thường gắn liền với thành lập doanh nghiệp. Do đó mà các nhà sáng lập cần tìm hiểu về các giới hạn pháp lý cho startup của mình. Đặc biệt là các chấp thuận cần có từ cơ quan nhà nước bao gồm:
– Đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Tuân thủ nghĩa vụ về thuế và các chấp thuận pháp lý cần thiết;
– Xem xét tính hợp pháp của các ngành nghề mới, bất kể tự sáng tạo hoặc đưa mô hình từ nước ngoài về Việt Nam;
– Xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các loại tài sản vô hình. Cũng như là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
– Các sản phẩm, dịch vụ không thuộc danh sách cấm hoặc hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Tài sản trí tuệ: Startup thường mang tính đổi mới sáng tạo và thành công. Nhất là trong các lĩnh vực công nghệ. Khi đó tài sản trí tuệ là một tài sản rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc nhà đầu tư định giá startup tại thời điểm rót vốn.
– Tiếp nhận vốn đầu tư: Về mặt pháp lý, nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến việc hình thái pháp lý của startup là gì? Hoạt động của startup có hợp pháp hay không. Ở chiều ngược lại, startup cũng cần nắm về quyền sở hữu, nghĩa vụ thuế. Đặc biệt là các cam kết đã ký khi tiếp nhận vốn.
Hy vọng với những thông tin trên giúp các startup chuẩn bị hành trang thật tốt trên con đường khởi nghiệp sắp tới. Chúc bạn thành công!