Nhắc về lĩnh vực Yoga, đặc biệt là vấn đề khởi nghiệp, có 2 ý tưởng tạm được xem là cơ bản nhất: mở phòng tập Yoga, làm huấn luyện viên Yoga. Câu hỏi đặc ra là phải làm gì để thành công với 2 ý tưởng này?
1. Mở phòng tập Yoga
Việc mở phòng tập Yoga cũng tương tự với việc bạn kinh doanh cửa hàng quần áo hay quán cafe. Bạn cần thực hiện nhiều bước và vạch ra một kế hoạch chi tiết cho việc kinh doanh. Sau đây là một số bước cơ bản để bạn gặt hái thành công với ý tưởng này:
- Xác định vốn
Chi phí mở phòng tập Yoga ước tính ban đầu bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí cải tạo phòng tập Yoga, chi phí đầu tư trang thiết bị (gồm các loại dụng cụ hỗ trợ như bóng tập, thảm, gối, dây tập, vòng tập yoga) cũng như các chi phí quảng cáo, marketing cho trung tâm Yoga… Ước tính tổng chi phí đầu tư ban đầu để mở phòng tập Yoga khoảng từ 60-150 triệu. Chi phí có thể tăng giảm tùy thuộc vào địa điểm, diện tích cũng như các trang thiết bị trong trung tâm…
Về địa điểm, hay lựa chọn nơi dễ di chuyển, đặc biệt, không gian phòng tập nên thoáng đãng, có bãi giữ xe. Về trang thiết bị, tùy thuộc theo quy mô và hình thức ý tưởng mà bạn muốn kinh doanh, hãy lựa chọn thương hiệu và chất lượng phù hợp túi tiền. Đây là hai khoản phí không cố định, có thể thay đổi dựa vào những yếu tố nêu trên.
Nguồn vốn không chỉ nên được lưu ý ở giai đoạn đầu, ngoài vốn cố định, bạn cần phải cân nhắc thêm vốn lưu động. Tức là bạn phải tính cả những khoản phí cho việc duy trì, đầu tư, phát triển và dự trù cho những trường hợp bất trắc xảy xa.
- Hoàn thành thủ tục pháp lý
Đối với bất kỳ ý tưởng kinh doanh nào thì đây cũng là công đoạn giúp bạn danh chính ngôn thuận kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh doanh phòng tập Yoga, các giấy tờ thủ tục cũng không phức tạp hơn quy trình pháp lý của lĩnh vực khác.
Trình tự thủ tục mở phòng tập Yoga sẽ bao gồm các bước như sau:
– Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.
Trước tiên, bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo hình thức là cá thể hoặc doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
– Bước 2: Xin giấy cấp phép mở trung tâm phòng tập thể dục thẩm mỹ, dạy Yoga tại Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, ở thành phố nơi hoạt động, đăng ký kinh doanh.
- Bắt tay vào thực hiện
Ý tưởng trên lý thuyết vẫn chỉ là ý tưởng dù bạn có vẽ nó chi tiết đến đâu, lúc thực sự hiện thực hóa nó có thể vẫn xảy ra nhiều vấn đề ngoài dự đoán. Đó là lý do, khi bạn đã xác định khởi nghiệp Yoga như một người kinh doanh, bạn phải luôn linh hoạt, mềm dẻo đối phó với nhiều khó khăn không lường trước được. Một bản kế hoạch chi tiết về chiến lược kinh doanh chắc chắn là điều cần thiết nhưng cũng không có nghĩ là bạn phải bám cứng vào nó. Hãy linh động trước những sự thay đổi.
Ở thời gian đầu khởi nghiệp Yoga, bạn có thể sẽ không nhận được lợi nhuận ngay tức khắc, đó là lúc bạn cần đến các khoản phí duy trì và dự trù. Đừng dễ dàng bỏ cuộc vào giai đoạn này bởi chỉ cần làm đúng cách và có sự kiên trì, tình hình sẽ chuyển biến tốt dần theo thời gian.
2. Làm huấn luyện viên Yoga
Khác so với việc kinh doanh phòng tập, khởi nghiệp Yoga thông qua việc làm huấn luyện viên không tốn quá nhiều chi phí đầu tư cho vật chất. Một số lý do mà bạn nên lựa chọn nghề huấn luyện viên Yoga để khởi nghiệp là:
- Thời gian linh hoạt
Bạn không nhất thiết phải làm việc đủ 8 tiếng 1 ngày như nhiều công việc văn phòng khác. Đối với một huấn luyện viên Yoga, bạn sẽ làm việc dựa trên lịch đã thỏa thuận cùng khách hàng. Đương nhiên, linh hoạt thời gian không có nghĩa là bạn thích làm thì làm đâu nhé. Bạn vẫn phải làm theo đúng những gì đã thỏa thuận trước đó.
Nếu bạn vừa mở phòng tập, vừa làm huấn luyện viên ở phòng tập của mình, bạn cần chuẩn bị một lịch làm việc và thông báo điều đó đến học viên. Tất nhiên, lịch là do bạn sắp xếp nhưng bạn vẫn phải hoạt động đúng theo nó.
- Nguồn thu nhập ổn định
Hiện nay, mỗi huấn luyện viên Yoga mới vào nghề có mức thu nhập khoảng 120-150.000đ/1h dạy. Những giáo viên lâu năm hơn sẽ có mức thu nhập cao hơn tầm 300-500K/1h. Cứ như thế nếu, 1 ngày làm huấn luyện viên khoảng 3-4 ca thì thu nhập một tháng của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Khởi nghiệp Yoga là một ý tưởng chắc chắn đem đến cho bạn nguồn thu nhập không tồi. Ngoài ra, bạn còn kiếm thêm bằng ngành nghề khác nếu biết linh hoạt thời gian trống khi làm huấn luyện viên. Đối với những lớp học kèm 1-1, tiền lương của bạn cũng sẽ tăng theo tương ứng công sức đã bỏ ra.
- Vừa làm việc, vừa cải thiện sức khỏe
Khác với những nghề nghiệp bào mòn cơ thể bạn để kiếm ra tiền, khởi nghiệp Yoga bằng nghề huấn luyện viên Yoga đem đến cho bạn lợi ích về cả lợi nhuận và sức khỏe. Dạy Yoga tuân thủ giờ giấc đúng chuẩn, không cần tăng ca, làm trái giờ gây hại cho sức khỏe. Đã là một huấn luyện việc, hiểu biết và trách nhiệm của bạn đối với sức khỏe học viên và bản thân sẽ tăng lên. Bạn sẽ quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, từ đó tình trạng bản thân bạn sẽ chỉ có ngày càng cải thiện hơn chứ không tiêu cực đi.
Bên cạnh đó, khi dạy học viên, chính bản thân bạn cũng đang thực hiện những động tác đó. Huấn luyện viên Yoga là người mang đến sức khoẻ, linh hoạt cho những người tập, đẹp giáng, giải stress sau những vấn đề của cuộc sống đồng thời cũng đang “chữa trị” cho chính bản thân mình.
Phía trên là những phần tích về 2 ý tưởng phổ biến khi khởi nghiệp Yoga. Quyền lựa chọn nằm ở bạn, đồng thời, bạn thân bạn cũng sẽ có những nhận định riêng. Việc duy nhất bạn cần ghi nhớ là đừng sợ hãi hay dễ dàng chùn bước vào giai đoạn đầu khơi nghiệp Yoga bởi “vạn sự khởi đầu nan”, “trái ngọt” ở cuối hành trình đang chờ đợi bạn.
Nguồn: Khởi nghiệp trẻ