Dịp Tết hoàn toàn là một cơ hội đầy tiềm năng để bạn khởi nghiệp, làm giàu, tuy nhiên đã là “miếng mồi ngon” thì lúc nào cũng đầy rẫy sự cạnh tranh và khó khăn chờ sẵn. Khởi Nghiệp Trẻ ngày hôm nay sẽ chỉ tên 5 khó khăn có thể sẽ là chướng ngại vật trên con đường khởi nghiệp dịp Tết của bạn và đồng thời giúp bạn “hóa dữ thành lành” nhé!
1. Khó tìm ý tưởng đặc biệt
Tết là dịp lý tưởng cho nhiều người muốn khởi nghiệp lao vào xâu xé vì thế sức cạnh tranh sẽ ngày càng tăng. Điều này dẫn đến một hệ quả dễ hiểu là những ý tưởng hay ho, độc đáo sẽ bị tranh giành.Trong khởi nghiệp, khi bạn cần sự trợ giúp từ những nguồn đầu tư thì yêu cầu bạn phải có một ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng và khác biệt để tạo sự tin tưởng nơi họ về tương lai phát triển của ý tưởng đó. Vậy nên trong thời gian này, dự là bạn sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc giành lấy một ý tưởng khởi nghiệp dịp Tết đặc biệt cho riêng mình.
Để loại trừ khó khăn này, có một số bước mà bạn cần thực hiện. Đầu tiên, trước khi quyết định khởi nghiệp, bạn cần phải kỹ lưỡng chọn trước cho mình một ý tưởng sáng tạo nhất có thể. Kế đến, nếu ý tưởng khởi nghiệp dịp Tết của bạn vô tình được rất nhiều người cùng chung chí hướng lựa chọn, hãy suy nghĩ thêm một điểm đặc biệt để làm nổi trội ý tưởng của mình. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi hình thức kinh doanh hoặc kết hợp với các chương trình ưu đãi để ý tưởng khởi nghiệp dịp Tết của mình trở thành có một không hai.
2. Khó nâng giá bán
Cũng vì lý do sự cạnh tranh đông đảo, nhiều nguồn hàng sản xuất ra sản phẩm dịp Tết, bạn sẽ khó có thể nâng cao giá bán cho sản phẩm của mình. Thậm chí đôi khi bạn cần phải giảm giá để hút khách. Điều này ảnh hưởng đến những mục tiêu thu nhập ban đầu bạn đề ra và lỗ vốn là chuyện hoàn toàn có thể xảy đến. Càng nhiều người lựa chọn cùng ý tưởng với bạn thì nguy cơ giá sản phẩm của bạn phải hạ thấp càng cao. Nếu bạn kiên quyết giữ nguyên giá ban đầu thì có 2 trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất, sản phẩm phẩm của bạn sẽ kém hút khách hơn. Thứ hai, sản phẩm của bạn vẫn đắt hàng nếu bạn biết “bí kíp” hóa giải.
Một trong số những “bí kíp” mà bạn có thể áp dụng để trường hợp 2 thuận lợi diễn ra. Dựa vào điểm đặc biệt của sản phẩm mà bạn tạo ra khác so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường thì khách hàng vẫn sẽ luôn tìm đến bạn dù giá có phần cao hơn so với nơi khác. Điểm đặc biệt này có thể là hương vị, hình thức, dịch vụ,… Đặc biệt, đối với ý tưởng ẩm thực, hương vị chính là yếu tố mang tính quyết định để giữ chân khách hàng kể cả khi giá cả thay đổi, dời địa điểm hay thậm chí là đổi tên thương hiệu.
3. Nguồn nguyên liệu đắt giá
Chẳng những giá bán ra khó nâng cao mà lựa chọn khởi nghiệp dịp Tết còn có một khó khăn bạn phải hết sức lưu ý đó là nguồn nguyên liệu đôi khi trở nên đắt giá. Vì rất nhiều người lựa chọn khởi nghiệp vào thời điểm này cũng sẽ tìm đến các nguồn cung cấp để đảm bảo cho kho nguyên liệu của mình đảm bảo trong thời gian sản xuất hoặc ít nhất là trong dịp Tết. Việc này làm khan hiếm nguồn hàng chất lượng và đẩy cao giá của các nguồn nguyên liệu, khiến bạn thâm hụt lại càng thâm hụt hơn.
Đối với vấn đề này, đương nhiên bạn cũng có thể tuân theo một số bí thuật để hóa giải. Bạn nên tìm hiểu trước một nguồn hàng đáng tin cậy và chọn làm nguồn hàng thân cận để luôn được ưu tiên khi cần. Ngoài nguồn hàng này, bạn có thể tham khảo thêm nhiều nhà cung cấp khác phòng khi có trường hợp bất khả kháng xảy ra. Hơn nữa, cân nhắc trước số lượng sản phẩm mà bạn sẽ sản xuất trong dịp Tết sẽ giúp bạn ước lượng nguồn nguyên liệu mà bạn cần phải chuẩn bị trước, tránh trường hợp “hết xăng giữa đường”.
4. Không có thời gian nghỉ lễ
Nếu dịp Tết là thời gian mọi người về nhà, về quê sum họp bên gia đình trong những bữa cơm đầm ấm, những chuyến đi chơi nhằm thắt chặt tình cảm thì có thể bạn sẽ phải đang hoạt động hết công suất để chăm lo cho ý tưởng của mình đấy. Việc khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ thời gian riêng tư của bạn và đôi lúc có nguy cơ làm xấu đi các mối quan hệ xung quanh bạn bởi bạn khó có thời gian dành sự quan tâm cho bạn bè, người thân trong giai đoạn tập trung khởi nghiệp.
Một trong những cách giảm thiểu hậu quả của vấn đề này là bạn cần có một kỹ năng quản lý thời gian tốt. Hãy chuẩn bị cho mình một kế hoạch chi tiết để phân chia thời gian hợp lý nhất có thể. Ngoài ra, chia sẻ hay tâm sự với bạn bè, người thân chẳng những giúp họ hiểu bạn hơn, giảm bớt áp lực tâm lý cho bạn mà biết đâu còn nhận được sự giúp đỡ từ họ để khiến ý tưởng khởi nghiệp dịp Tết của bạn càng thành công hơn.
5. Qua mùa hết đắt hàng
Lựa chọn khởi nghiệp dịp Tết có nghĩa là bạn có xu hướng chọn một ý tưởng phù hợp cho mùa lễ này, tức là sau mùa lễ, khả năng sản phẩm của bạn không còn đắt hàng nữa hoàn toàn có thể xảy ra. Một số mặt hàng như đặc sản mùa Tết, vật trang trí ngày Tết, hoa,… có tỷ lệ không còn đắt hàng sau Tết rất cao. Bạn thường sẽ phải đi đến quyết định “xả” hàng, “bán như cho” vào những ngày cuối cùng của mùa Tết. Đương nhiên, lỗ vốn, lợi nhuận không cao là những hệ quả có thể thấy được.
Nhằm tránh rủi ro này, bạn nên cân nhắc một ý tưởng khởi nghiệp dịp Tết vẫn đầy tiềm năng nếu mùa Tết đã qua. Đối với những ý tưởng đặc biệt chỉ dùng cho dịp Tết thì bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ phải kết hợp một ý tưởng kinh doanh khác khi qua mùa. Thay vì đợi đến những ngày cuối cùng đề “xả” hàng thì bạn nên lên kế hoạch trước về số lượng sản phẩm phù hợp để cung cấp hoặc kết hợp với các chương trình ưu đãi kích thích người tiêu dùng.
Một ý tưởng khởi nghiệp dù có tuyệt vời đến đâu thì cũng không ai đảm bảo là sẽ không có rủi ro, khó khăn chờ phía trước. Quan trọng là bạn phải có sự chuẩn bị và kiên trì để không dễ dàng từ bỏ trên con đường khởi nghiệp. Khởi Nghiệp Trẻ đã giúp bạn gọi tên 5 yếu tố khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt khi lựa chọn khởi nghiệp dịp Tết. Điều bạn cần làm là trang bị cho mình chu đáo nhất có thể để bắt đầu “chiến” quyết định khởi nghiệp của mình.
Nguồn: Khởi nghiệp trẻ